Bộ Ba Từ Điển Phật Học: Anh-Việt, Việt-Anh, Phạn/Pali/Anh-Việt (Bộ 8 Cuốn)

Giỏ hàng

 

Chia sẻ

Facebook Twitter Google Buzz Link hay
Tác giả: Thiện Phúc Hình thức: Bìa Cứng
Giá bán: 3.000.000 VNĐ

>> [ Kinh Phật ]

>> Tủ sách Phật Giáo

>> Sách Xưa

>> Tủ sách Triết học

>> Sách Thầy Viên Minh

>> Phật Giáo Nguyên Thủy

>> Vật Phẩm Phật Giáo (New)

Cảo thơm lần giở trước đèn

Nhiều sách cổ, quý hiếm, được tái tạo bảo tồn.

Sách của Phạm Công Thiện, Bùi Giáng, Lê Mạnh Thát, Nghiêm Xuân Tú, Hoà Thượng Thích Minh Châu, Thiền sư Thích Nhất Hạnh,...

 
 

Sản phẩm liên quan

 

Mô tả sản phẩm

Ông Thiện Phúc Trần Ngọc đã thu thập và định nghĩa trong bộ từ điển này những từ ngữ Phật Giáo chính thống có thể được tìm thấy trong các nguồn kinh điển nguyên thủy. Trong gần hai thập niên ông đã dày công học hỏi và nghiên cứu hầu hết kinh điển Phật giáo để viết nên bộ sách này. Ông đã sắp xếp trong bộ sách dày trên 5.000 trang với hai ngôn ngữ Anh và Việt bằng một phương cách thật dễ hiểu với đọc giả và sinh viên Phật giáo trung bình.

Trong vô số tài liệu, sách vở và những ghi chép về những bài thuyết giảng của Đức Phật, không có một chữ nào được chính Đấng Giác Ngộ Thích Ca Mâu Ni viết lại trong suốt 45 năm chu du hoằng hoá của Ngài trên khắp miền Đông Bắc Ấn Độ. Ngài chỉ đơn thuần thuyết giảng và gửi những thông điệp về cuộc sống từ bi đến các vị quốc vương, các thức giả, và đến cả những người cùng đinh ngu muội để họ có được cái trí tuệ giải thoát khỏi vòng luân hồi sanh tử, cũng như cho từng người một có được khả năng dẫn dắt người khác đạt được trí tuệ. Những sách vở Phật giáo được viết bằng tiếng Nam Phạn và Bắc Phạn đều được viết với nội dung chứa đựng những lời dạy của Đấng Giác Ngộ vào thế kỷ thứ 6 trước Tây Lịch.

Nói theo nghĩa văn học, tác giả Thiện Phúc Trần Ngọc là một nhà nghiên cứu thật tỉ mỉ. Sự nghiên cứu về những cổ ngữ Nam Phạn, Bắc Phạn và Hán ngữ là một đòi hỏi phải có khi viết bộ Tự Điển Phật Học Anh-Anh-Việt này. Tác giả Thiện Phúc Trần Ngọc đã tìm đến những văn bản rất đáng tin cậy được dịch ra từ những bộ kinh A Hàm từ tiếng Bắc Phạn và những bộ kinh khác được viết bằng tiếng Nam Phạn. Tác giả Thiện Phúc Trần Ngọc là một Phật tử thuần thành và nghiêm túc, người đã tu tập và sống với những giáo thuyết của Đức Phật với sự bình dị mà hạnh phúc và nghiêm túc.

Với độc giả đã có một ít kiến thức về Phật giáo sẽ tìm thấy trong bộ tự điển này những định nghĩa có thể làm tăng thêm kiến thức cho chính mình. Cũng như với bất cứ tác phẩm văn học nào, mục tiêu chính của tác giả là viết lại những giáo thuyết của Đức Phật thật chính xác, thật đầy đủ, và tránh xa lối viết mô phạm một cách khô khan. Dĩ nhiên con đường Trung Đạo phải được dùng để diễn tả một hệ thống phức tạp về Phật giáo để làm dễ hiểu cho cả những người sơ cơ lẫn những người đã hiểu biết nhiều về Phật giáo. Tôi tin về mọi khía cạnh, về cả thể cách lẫn nội dung, tác giả Thiện Phúc Trần Ngọc đã đạt được kỹ thuật diễn đạt này.

Phương cách diễn tả của tác giả Thiện Phúc Trần Ngọc về nội dung của tài liệu thật quân bình đến nỗi không còn vấn đề gì nữa để thắc mắc về những giáo thuyết của Đấng Giác Ngộ. Những định nghĩa của tác giả thường dựa trên sự kiện thật và không cần thêm thắt chi tiết hay thí dụ, hay giảng bày thêm về nghĩa lý để được dễ hiểu. Sách được sắp xếp có thứ tự, liên kết sự kiện đến tận gốc rễ, hay những châm ngôn bình thường về giáo lý.

Tác giả giải thích về những tín điều sưu tập được từ những lời dạy của Đức Phật được tìm thấy trong các kinh điển và những luận điển đã được chấp nhận, bao trùm những quan điểm thâm sâu của Phật giáo về nhân sinh quan. Từ những giảng giải đó tác giả Thiện Phúc Trần Ngọc đã viết về sự tu tập của Đức Phật với các bậc thầy, sự chuyển tiếp kỳ tình đến giác ngộ và những bài học về “Trung Đạo” cho năm vị đệ tử đầu tiên của Ngài (Chuyển Pháp Luân trong Vườn Lộc Uyển ngay khi Ngài vừa giác ngộ). Những giáo lý cần được hiểu bởi mỗi người đang trên đường tầm đạo của tôn giáo vĩ đại này đã được tác giả trình bày rõ rệt với tài liệu tham khảo từ kinh điển được viết bằng các thứ tiếng Nam và Bắc Phạn. Người đọc thấy mình được trầm mình trong sự trình bày thâm sâu về giáo lý nhà Phật, tỷ dụ như về Bát Thánh Đạo, Tứ Diệu Đế, Bát Nhã Ba La Mật Đa (Lục Độ), Nghiệp, Tái sanh, Niết Bàn, duyên khởi, giáo thuyết về Vô Ngã và Tỉnh Thức.

Những sự kiện về phương cách và nội dung đã làm cho bộ sách này vượt lên các sách giáo khoa khác bằng một phong thái tuyệt hảo, vì nó được viết bằng hai ngôn ngữ Anh và Việt. Cá nhân tôi thấy bộ sách thật hữu dụng khi diễn tả những từ mà tôi dùng trong các cuộc pháp thoại tại chùa cũng như khi giảng dạy tại các trường đại học. Bộ Từ Điển Phật Học Anh-Anh-Việt sẽ là sự trợ giúp lớn lao cho nhiều người Việt tại Hoa Kỳ. Nó giúp cho người ta có được sự am hiểu sâu rộng hơn trong các buổi thuyết giảng hay trong các nhóm nghiên cứu Phật Pháp.

Tôi xin chúc mừng tác giả Thiện Phúc Trần Ngọc về bộ sách tốn nhiều công sức, thật chi tiết mà cũng thật bao quát, nhấn mạnh đến những chi tiết và tóm lược những tín điều, giáo thuyết và thực hành của Đức Thích Ca Mâu Ni Phật. Tôi rất hân hoan tán dương công đức của tác giả Thiện Phúc Trần Ngọc, người đã hoàn thành công trình Văn hóa hiếm có và xin trân trọng giới thiệu đến chư Tăng Ni Phật tử trí thức, hy vọng mỗi vị có một bộ Từ Điển Phật Học Anh-Anh-Việt nầy để tham khảo rộng sâu hơn.

Hòa Thượng Thích Ân Huệ

Tiến Sĩ Claude Ware, Ph. D.

25 tháng 6 năm 2007

Thông tin thêm

=*=*=*=*=*=*=*=*=

Sách cũng có bán tại DAVIBOOKS - SÁCH ĐẤT VIỆT, chi nhánh:

-  A30/9 QL50, Bình Hưng, Bình Chánh, TP.HCM (028. 6265 2039)

Davibooks đem đến cho Quý độc giả những cuốn sách mới nhất, nhanh nhất, và chất lượng nhất.

Thông tin sản phẩm

Kích thước
19 x 26.5 cm
Lượt xem
230
Trọng lượng
16,00 kg

Sách giảm giá

Nhận xét sản phẩm

Không tìm thấy nhận xét nào cho sản phẩm này
 

Viết nhận xét

Vui lòng đăng nhập để đăng nhận xét